Nghệ thuật có cao siêu (P1)

Nghệ thuật có cao siêu (P1)

Nói đến nghệ thuật, người ta thường hình dung đó là thánh địa của cái đẹp, là tháp ngà, là lâu đài... kỳ bí và cao siêu. Là cái mà bạn chỉ có thể lùi xa chiêm ngưỡng để trầm trồ thán phục mà thôi. Vậy nghệ thuật có huyễn hoặc như người ta tưởng?


Ngay từ mấy nghìn năm trước, thời cổ đại của loài người, nghệ thuật đã được phân ra làm sáu loại hình: Thi ca; Âm nhạc; Hội hoạ; Điêu khắc; Kiến trúc; Sân khấu và khiêu vũ. Hệ thống đó giữ mãi cho đến cuối thế kỷ mười chín, khi phim ảnh xuất hiện thì nhân loại có thêm một môn nghệ thuật nữa, môn nghệ thuật thứ bẩy – Điện ảnh. Các loại hình nghệ thuật này tương đối độc lập với nhau và tuân thủ theo những tiêu chuẩn nghiêm ngặt.

 

Madonna of the Pinks năm 1506-7 của Raphael

 

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển nhanh của xã hội thì nghệ thuật ngày nay cũng đã khác xưa. Chỉ trong vòng hơn trăm năm trở lại đây, diện mạo nghệ thuật đã thay đổi một cách cơ bản so với cả quá trình phát triển mấy nghìn năm trước đó. Trút bỏ đi nhiều nguyên tắc bó buộc, đồng thời tiếp thu những luồng tư tưởng mới, kết hợp với sự tiến bộ của khoa học đã giúp nghệ thuật phát triển mạnh mẽ, đa sắc và đa diện.

 

Tượng David

 

Nghệ thuật đương đại ngày nay, bên cạnh những tác phẩm vẫn còn trung thành với các nguyên tắc truyền thống, thì có vô vàn tác phẩm là kết quả của sự hoà trộn liên ngành giữa nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau như hội họa, điêu khắc, múa, phim ảnh, âm nhạc... một điều hầu như không được chấp nhận theo các chuẩn mực xưa cũ. Những tác phẩm nghệ thuật đó nằm trong trào lưu nghệ thuật Hiện đại và Hậu hiện đại của thế kỷ hai mươi và hiện vẫn đang phát triển mạnh mẽ.

 

Đầu rồng phượng thời Lý


Khước từ những giá trị truyền thống, các loại "chủ nghĩa", "trường phái" trong trào lưu nghệ thuật Hiện đại và Hậu hiện đại như: Lập thể, Trừu tượng, Siêu thực, Vị lai, Sắp đặt, Trình diễn, Tối giản, Pop Art, Video Art, Body Art... sản sinh ra những tác phẩm khiến người xem hoa mắt, chóng mặt, ù tai. Công chúng tới thưởng ngoạn nghệ thuật mà cứ như nhìn vào bức vách không hơn. Phần giới thiệu tác phẩm của nghệ sỹ thì đao to búa lớn với những ý nghĩa cao cả nhân văn, còn tác phẩm thì quả là… khó nói.

Đâu là nghệ thuật trong tác phẩm "Cứt của nghệ sỹ" (Artist's Shit) – Một tác phẩm "nổi tiếng" của nghệ sỹ người Ý Piero Manzoni (1933-1963)? Bạn có thể không tin, nhưng đó là lại là sự thực. Cứt của nghệ sỹ một trăm phần trăm theo đúng nghĩa đen. Thối rinh và… rất đắt. Nghệ sỹ ị ra, đóng lon, dán nhãn, ký tên rồi bán với giá đắt như… vàng. À mà phải nói rõ thêm đó là vào thời điểm những năm đầu thập kỷ 60 của thế kỷ trước thôi nhé. Còn giờ thì "Cứt của nghệ sỹ" đã đắt hơn cả kim cương rồi. Mỗi hộp "Cứt của nghệ sỹ" có giá không thấp hơn 60.000 bảng Anh cho… 30gram cứt. Đắt là vậy, thế nhưng các bảo tàng nghệ thuật danh tiếng trên thế giới vẫn tranh nhau mua. Kẻ chậm chân sẽ phải mua lại với giá cao hơn. Quả là một món hời.

 

Artist's Shit của Piero Manzoni (1933-1963)

 

Nhưng cũng là Piero Manzoni lại có một tác phẩm bay bổng và đầy chất thơ cho những người... giàu trí tưởng tượng. Bạn sẽ tha hồ bay bổng với tác phẩm "Đế của thế giới" - một khối vuông kim loại, có khắc chữ "Đế của thế giới", được Piero Manzoni lật ngược lại trưng bày trên nền đất, biến trái đất trở thành một tác phẩm điêu khắc, một tác phẩm trôi nổi vô định trong vũ trụ bao la mà trong đó bạn cũng chính là một phần của tác phẩm.

 

Đế của thế giới của Piero Manzoni

 

Một nghệ sỹ khác, Daniel McDonald  thì lại ra mắt công chúng tác phẩm điêu khắc con gà bằng cao su đang nôn ra một bãi nôn (cũng bằng cao su) và ị ra một bãi to tướng cũng kiểu đó để công chúng… thoải mái ngắm nghía mà suy tư nghệ thuật.

 

Con gà và bãi nôn của Daniel McDonald

 

Đó là thế giới. Còn gần đây hơn, ngay ở trong nước thì "Đáo xuân 7" của nghệ sỹ Đào Anh Khánh tổ chức  vào  tháng 2 năm 2012 với sự kết hợp linh tinh xoè từ múa, xiếc đến body art, âm thanh, ánh sáng... Công chúng nhiều người đến xem, khi ra về đầu óc rất dễ có nguy cơ bị lơ ngơ bởi không hình dung nổi thế nào là… nghệ thuật.

 

Đáo xuân 7 của Đào Anh Khánh


Người xem nhăn trán nhíu mày cố cảm nhận, cố suy tư, cố hiểu... rồi "Ô!", rồi "Ồ!", rồi "À!"… mà cuối cùng vẫn chả hiểu nghệ thuật nó ở đâu và như thế nào. Cuối cùng đành ra về với niềm ấm ức, sự hoang mang và thái độ hồ nghi.

Nghệ thuật thật là khó hiểu. Nghệ thuật … đau đầu quá đi thôi :)

CLICK ĐỂ XEM NGAY!

Anh Kiệt

Xem thêm bài liên quan:

Nghệ thuật có cao siêu (P2)

Bạn cần gì để “thăng hoa” với nghệ thuật? (P1)

Bạn cần gì để "thăng hoa" với nghệ thuật? (P2) 



Tin tức cùng chuyên mục

  • 11 Jan 2018

Tượng đài Thánh Gióng: Muốn bay, nhưng chưa lên (P1)

Thánh Gióng - Một trong bốn vị thánh bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt, là người anh hùng đã có công dẹp giặc Ân ...

Đọc thêm
  • 11 Jan 2018

Tượng đài Thánh Gióng: Muốn bay, nhưng chưa lên (P2)

Sự thiếu cô đọng và dàn trải chi tiết làm cho hình khối của tượng đài bị phá nát và trở nên vụn vặt. Những dải ...

Đọc thêm
  • 16 Jan 2018

Nghệ thuật có cao siêu (P1)

Nói đến nghệ thuật, người ta thường hình dung đó là thánh địa của cái đẹp, là tháp ngà, là lâu đài... kỳ bí và cao ...

Đọc thêm