KTS Tom Wright và công trình Burj Al Arab - Từ sơ phác đến tác phẩm kiến trúc

KTS Tom Wright và công trình Burj Al Arab - Từ sơ phác đến tác phẩm kiến trúc

Trong một lần cùng các cộng sự uống bia tại một quán bar gần Câu lạc bộ thuyền buồm ở Dubai, hình ảnh những con thuyền đã gợi cho KTS Tom Wright ý tưởng về một công trình kiến trúc mang hình dáng chiếc thuyền buồm đang căng gió ra khơi, một hình ảnh quen thuộc đối với dân làng chài nơi đây và cũng là hình ảnh của đất nước Dubai đang căng buồm vượt sóng phát triển mạnh mẽ.


Trong quãng thời gian học tập ở nước ngoài, Thái tử Mohamet đã gặp gỡ và trở nên thân thiết với một người bạn là KTS Tom Wright. Sau này khi trở thành vua của Tiểu vương quốc Dubai, ông đã yêu cầu người bạn cũ Tom Wright thiết kế một công trình kiến trúc biểu tượng cho Dubai như Kim tự tháp biểu tượng cho Cairo – Ai Cập, tháp Eiffel biểu tượng cho Paris, và Opera House khi nhắc tới Sydney… Một công trình kiến trúc phải có tính chất rất độc đáo, hình ảnh phải khác thường và phải mang tính chất của địa phương, nơi chốn nó ra đời. Yêu cầu này thật là khó khăn.


Chân dung KTS Tom Wright với mấy nét sơ phác: Kim tự tháp biểu tượng của Ai Cập, tháp Eiffel biểu tượng của Paris, Opera biểu tượng của Sydney và Burj Al Arab là biểu tượng của Dubai


Trong một lần cùng các cộng sự uống bia tại một quán bar gần Câu lạc bộ thuyền buồm ở Dubai, hình ảnh những con thuyền đã gợi cho KTS Tom Wright ý tưởng về một công trình kiến trúc mang hình dáng chiếc thuyền buồm đang căng gió ra khơi, một hình ảnh quen thuộc đối với dân làng chài nơi đây và cũng là hình ảnh của đất nước Dubai đang căng buồm vượt sóng phát triển mạnh mẽ. Những sơ phác đầu tiên của ông cho ta thấy hình ảnh 2 chiếc thuyền buồm có cánh buồm cong, rồi đến hình cánh buồm đã được cụ thể hóa bằng hệ kết cấu khung bê-tông cốt thép chia làm 4 khoang với 3 khoang có hệ dàn thép xiên. Các sơ phác trong cho ta thấy thêm hình ảnh mặt bên, mặt trước và phối cảnh của công trình. sơ phác mô tả ý nghĩ của tác giả về cấu tạo mặt trước công trình và chi tiết mối nối kết cấu khung kim loại. Mặt trước của công trình được bọc vải teflon để tránh bụi cát, bên trong tạo nên một không gian thông tầng lớn nhất thế giới với chiều cao 180m. Bức tường vải khổng lồ này khiến cho du khách liên tưởng tới hình ảnh cánh buồm đang căng gió.


Công trình trong thực tế


Công trình mang tên Khách sạn Burj Al Arab Hotel được xây dựng trên một hòn đảo nhân tạo ngoài khơi cách bãi biển Jumeirah 280m và có một cây cầu riêng nối với đất liền. Nhìn từ xa, công trình như thể một chiếc thuyền buồm lớn đang nổi trên mặt biển. Về mặt chi tiết, ta thấy ngay trong sơ phác tối giản ở Hình 1, KTS Tom Wright đã vẽ khối nhà ăn nhô ra từ lưng công trình và trong (Tác giả bài này chụp cùng công trình), ta cũng thấy rõ khối nhà ăn (nhà hàng) bám sau lưng công trình, bám vào cột buồm. Và đối diện ở mặt trước công trình là sân đỗ trực thăng hình một chiếc đĩa tròn. Sân bay cao cách mặt biển 210m, và nơi đây đã diễn ra một số sự kiện khiến cho khách sạn 7 sao này càng thêm nổi tiếng. Người ta đã mời những vận động viên, những nhà thể thao danh tiếng thế giới đến chơi quần vợt tại đây như Tiger Woods, Andre Agassi, Roger Federer… là ảnh chụp trên không tòa khách sạn trên hòn đảo nhỏ, trông đúng hệt như một cánh buồm đang căng gió ra khơi.



Từ những sơ phác ban đầu, khách sạn 7 sao Burj Al đã được xây dựng đúng như yêu cầu của nhà vua Mohamed và trở thành biểu tượng của Dubai. Khách sạn được thiết kế rất công phu và cầu kỳ, gồm 28 tầng với 202 phòng. Diện tích phòng nhỏ nhất là 169m2, lớn nhất là phòng Hoàng gia với 780m2. Nhà hàng ăn trên cao là nhà hàng Al Muntaha cách mặt biển 200m và vươn ra ngoài không trung 27m. Khách sạn còn một nhà hàng nữa là Al Mahara nằm ở tầng dưới cùng của khách sạn với những bể cá khổng lồ vây quanh.


Sơ phác mặt đứng trước sẽ phủ vải buồm và sơ phác chi tiết cấu tạo mối nối


Không gian thông tầng khổng lồ cao 180m, lớp vải bạt cánh buồm lấy ánh sáng vào nội thất


Ảnh hưởng của khách sạn Burj Al Arab là rất lớn. Rất nhiều công trình kiến trúc cao tầng ở Dubai và Abu Dabi có đường cong của cánh buồm, khiến cho hình ảnh đường cong cánh buồm trở thành một nét độc đáo mang tính địa phương của quốc gia Những tiểu vương quốc Ả rập thống nhất.


CLICK ĐỂ XEM NGAY!

PGS.TS.KTS Tôn Đại  (Bài đăng trên Tạp chí Kiến trúc số 02-2019)

Xem thêm những bài cùng chủ đề:

20 công trình kiến trúc giành giải A’ Design (P1)

20 công trình kiến trúc giành giải A’ Design (P2)

 Cầu vàng golden bridge Đà Nẵng – sự kết nối giữa con người với thiên nhiên 

 MVRDV với ý tưởng nhuộm hồng Bảo tàng nghệ thuật Taoyuan 


Tin tức cùng chuyên mục

  • 17 Apr 2018

MVRDV với ý tưởng nhuộm hồng Bảo tàng nghệ thuật Taoyuan

Thiết kế của MVRDV cho bảo tàng 29,000 mét vuông, triển khai cùng với các kiến trúc sư - nhà quy hoạch JJP và TOPOTEK1; thiết ...

Đọc thêm
  • 17 Apr 2018

Thư viện đẹp nhất nước Mỹ, mới trông thì ghét...

Một cựu sinh viên của Học viện Phillips Exeter ở New Hampshire về thăm thư viện trứ danh của trường do kiến trúc sư Louis I ...

Đọc thêm
  • 17 Apr 2018

Thiết kế nhà tù: Khi nhà tù trông giống khách sạn 5 sao

Nhà tù Halden ở Na Uy giành được một giải thưởng thiết kế. Mỗi phòng giam đều có ti vi màn hình phẳng, một dãy nhà ...

Đọc thêm