Bản chất của tư duy thiết kế

Bản chất của tư duy thiết kế

Khi nghĩ đến Tư duy Thiết kế, chúng ta thường nghĩ đến "một sản phẩm đơn giản, đẹp và dễ sử dụng, làm cho cuộc sống của người dùng dễ dàng hơn". Nhưng điều này không còn đúng vì có các sản phẩm chỉ đóng vai trò nhỏ trong một hệ thống lớn.


Trong thập kỷ qua, thiết kế ngày một đóng vai trò quan trọng, không chỉ là cách tạo ra diện mạo của sản phẩm theo yêu cầu mà còn là tư duy nhằm giải quyết các vấn đề phức tạp.

Trong một thế giới ngày càng kết nối với nhau, khi các khái niệm hữu hình trở nên khó định hình, khi con người ngay càng thông minh, hiểu biết và có kỳ vọng cao hơn bao giờ hết, các doanh nghiệp càng phải có khả năng phân phối sản phẩm, có sự cải tiến sản phẩm liên tục với chất lượng cao.

Trong thập kỷ qua, nhiều doanh nghiệp đã thay đổi để theo kịp xu thế này, từ sự chuyển đổi kỹ thuật số sang một hệ thống phân cấp nhanh và gọn gàng hơn, nhưng không điều gì có sức ảnh hưởng vang dội hơn tư duy thiết kế.

"Tư duy Thiết kế là phương thức con người tiếp cận với sự đổi mới bằng các công cụ thiết kế để tích hợp nhu cầu của con người, tính khả thi của công nghệ và các yêu cầu hướng đến sự thành công trong kinh doanh".
Tim Brown

Sự hiểu biết của chúng ta về Tư duy Thiết kế chủ yếu bắt nguồn từ cách mà Tim Brown định vị vai trò của nó trong ngành. Tư duy Thiết kế đã trở thành một cách tiếp cận sự đổi mới từ một bộ công cụ. Bộ công cụ này rộng lớn và đầy đủ các bài tập có thể áp dụng được tại các giai đoạn khác nhau trong quá trình thiết kế.

Tìm hiểu về Tư duy Thiết kế là học về triết lý và tư duy đổi mới cùng với các công cụ bạn có thể sử dụng để thực hiện theo cách của mình. Bằng cách phân chia Tư duy Thiết kế thành ba khía cạnh chính, sẽ dễ dàng hơn để tìm hiểu về tác động lớn lao của tư duy thiết kế đối với doanh nghiệp. Tư duy Thiết kế cũng cho phép những người không được đào tạo bài bản có thể giải quyết các yêu cầu thiết kế phức tạp.


Giá trị của Tư duy Thiết kế


Một trong những phần quan trọng nhất của Tư duy Thiết kế, cũng như cách nhìn nhận hay tiếp thu là cách khái niệm này được hình dung hoá như thế nào trong hơn một thập kỷ qua.

Hình 1. cho chúng ta thấy ba khía cạnh chính của Tư duy Thiết kế mà chúng ta cần hiểu rõ, là Người dùngNhu cầu hoặc Mục tiêu của doanh nghiệp trong Công nghệ có sẵn. Bằng cách phân chia Tư duy Thiết kế theo ba khía cạnh này, việc hình dung hóa cũng không bó hẹp theo góc nhìn thiết kế, từ đó mọi người sẽ có cách tìm hiểu đa chiều và đa chức năng.

Người dùng

Hiểu về người dùng trong Tư duy Thiết kế có nhiều tác dụng hơn là hiểu về danh tính của họ. Đó là về việc có thể nắm bắt và thấu hiểu hành vi tự nhiên của người dùng trong hoàn cảnh liên quan và biến những thông tin chi tiết này thành các cơ hội hữu ích. Khía cạnh này của Tư duy Thiết kế là một cách tiếp cận linh hoạt và mang tính xây dựng mà các nhóm thiết kế nên tìm hiểu để cho ra đời những mẫu thiết kế hợp với người dùng của họ.

Kinh doanh

Ngoài ra, hiểu về khía cạnh kinh doanh của Tư duy Thiết kế giúp các nhóm thiết kế hiểu về mục tiêu và nhu cầu của các công ty mà họ cần phải giải quyết. Điều này đóng vai trò quan trọng để các nhóm có thể đặt các câu hỏi và câu trả lời liên quan theo đúng ngữ cảnh trong quá trình tiếp cận, bao gồm hiểu về sứ mệnh của tổ chức, tầm nhìn, chiến lược và lộ trình sản phẩm để có phương án giải quyết vấn đề hiệu quả. Chiến lược sản phẩm đại diện cho các nguyên tắc hướng dẫn để phát triển sản phẩm, phương pháp Tư duy Thiết kế và các việc cần làm để đảm bảo tính phù hợp với sứ mệnh và tầm nhìn của công ty.

Công nghệ

Công nghệ liên kết người dùng và nhu cầu của doanh nghiệp với phương pháp Tư duy Thiết kế. Hiểu về các cơ hội công nghệ khả thi cho phép các nhóm cung cấp các giải pháp sáng tạo và phù hợp cho người dùng. Cũng có ý kiến cho rằng, sự cải tiến luôn được tìm thấy trong phương pháp Tư duy Thiết kế vì nhu cầu và mục tiêu của cả người dùng lẫn doanh nghiệp cho phép công nghệ được sử dụng tùy trường hợp.

Khi nghĩ đến Tư duy Thiết kế, chúng ta thường nghĩ đến "một sản phẩm đơn giản, đẹp và dễ sử dụng, làm cho cuộc sống của người dùng dễ dàng hơn". Nhưng điều này không còn đúng vì có các sản phẩm chỉ đóng vai trò nhỏ trong một hệ thống lớn.

Điều đó có thể được giải thích một cách hữu hình hơn bằng cách xem Tư duy Thiết kế như phương pháp giải quyết vấn đề có chủ đích. Tuy nhiên, không có điểm bắt đầu hoặc điểm kết thúc cho Tư duy Thiết kế, vì các phương pháp này có thể được áp dụng tùy theo nhu cầu của người dùng, doanh nghiệp và công nghệ tại bất kỳ thời điểm nào.


Nguồn: Uxplanet.org - Ảnh bìa: Vlad Sargu, Unsplash - Người dịch: Long Hwarang - idesign.vn

Xem thêm những bài liên quan khác:

Nguyên lý thiết kế (P1): Guides, gutter và lưới

Nguyên lý thiết kế (P2) : Kích cỡ và tỉ lệ

Nguyên lý thiết kế (P3): Hệ thống nhận diện thị giác

14 quy tắc thiết kế cho nhân loại

Những thành tố cơ bản làm nên một thiết kế tuyệt vời


Tin tức cùng chuyên mục

  • 17 Apr 2018

4 Bộ nhận diện thương hiệu đẹp

Cùng chúng tôi xem những bộ thiết kế nhận diện thương hiệu rất đẹp mắt. Hy vọng cảm hứng đến từ những tác phẩm xuất sắc ...

Đọc thêm
  • 17 Apr 2018

5 Bộ nhận diện thương hiệu đáng học hỏi

Để tạo nên vẻ đẹp cũng như sự hấp dẫn cho bộ nhận diện thương hiệu đòi hỏi người thiết kế phải có sự cảm nhận ...

Đọc thêm
  • 17 Apr 2018

Các yếu tố nhằm thấu hiểu người dùng

Cảm xúc về thẩm mỹ và cảm hứng chưa đủ để tạo ra một thiết kế đẹp. Đó là lý do tại sao các nhà thiết ...

Đọc thêm