Tác phẩm phái sinh: hiểu sao cho đúng?

Tác phẩm phái sinh: hiểu sao cho đúng?

Với đại đa số người Việt Nam, khái niệm phái sinh trong lĩnh vực nghệ thuật vẫn còn khá xa lạ. Nhưng từ hàng trăm năm qua, tác phẩm phái sinh đã được xem là một hình thức sáng tạo và được pháp luật công nhận. Rất nhiều tác phẩm phái sinh thậm chí có chất lượng nghệ thuật vượt xa khỏi bản gốc, như Đoạn Trường Tân Thanh của đại thi hào Nguyễn Du là một ví dụ điển hình.


Phái sinh là sáng tạo hay "đạo nhái"?

Trên thế giới, khái niệm phái sinh được hiểu một cách rất đơn giản và rõ ràng. Đó là tác phẩm dựa trên hoặc phát xuất từ một hoặc nhiều tác phẩm đã tồn tại trước đó.

Khoản 3, điều 2 Công ước Berne về Quyền Bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật quy định tác phẩm phái sinh cũng được bảo hộ dù không nêu rõ khái niệm này, viết: "các bản dịch, mô phỏng, chuyển soạn âm nhạc và các chuyển thể khác của tác phẩm văn học hay nghệ thuật sẽ được bảo vệ như tác phẩm gốc mà không ảnh hưởng đến quyền tác giả của tác phẩm gốc".

Trên thực tế, chúng ta đã biết Đoạn Trường Tân Thanh được phóng tác từ Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân; nhạc kịch Những Người Khốn Khổ được chuyển soạn từ tiểu thuyết cùng tên của Victor Hugo hay bộ ba album Classics In The Air của Paul Mauriat chơi lại các trích đoạn cổ điển nổi tiếng theo phong cách hòa tấu hiện đại. Tất cả đều là tác phẩm phái sinh vì ở đó, công chúng thấy được câu chuyện gốc, giai điệu gốc nhưng đã được thay đổi về cách thức biểu đạt, loại hình nghệ thuật với nhiều sáng tạo và sắc thái mới mẻ.


Một cảnh trong vở nhạc kịch "Những Người Khốn Khổ". Hình từ trang này 


Tại Việt Nam, Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 ở khoản 8, điều 4 cũng nêu rõ: "Tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn. Tác phẩm phái sinh là tác phẩm do cá nhân/những cá nhân trực tiếp sáng tạo, được hình thành trên cơ sở một/những tác phẩm đã tồn tại (tác phẩm gốc) trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học, được thể hiện bằng bất kỳ phương thức hay hình thức nào khác biệt với phương thức hay hình thức thể hiện của tác phẩm gốc, thông qua một dạng vật chất nhất định".

Hiển nhiên, phái sinh sẽ không bị xem là sao chép, đạo nhái bởi một tác phẩm phái sinh chỉ được thực hiện sau khi hoàn tất những thỏa thuận pháp lý về quyền tác giả (nếu có) với tác phẩm gốc.

Căn cứ vào đâu để kết luận tác phẩm phái sinh

Ở nước ngoài, rất hiếm xảy ra kiện tụng xung quanh các tác phẩm phái sinh vì ai cũng hiểu rõ các đặc điểm của hình thức sáng tạo này. Nhưng ở Việt Nam, phái sinh vẫn là một khái niệm gây hiểu nhầm và tranh cãi, mà nổi bật nhất phải kể đến vụ việc liên quan đến vở thực cảnh Tinh Hoa Bắc Bộ do đạo diễn Hoàng Nhật Nam thực hiện bị Tòa án nhân dân Hà Nội phán quyết là tác phẩm phái sinh từ kịch bản Ngày Xưa của đạo diễn Việt Tú.


Vở diễn thực cảnh Tinh Hoa Bắc Bộ


Liên quan đến kết luận này, trong văn bản gửi Tòa án Nhân dân Hà Nội của Hội đồng Nghệ sỹ sân khấu được tạo lập như hội đồng thẩm định chuyên môn, có nêu: "'Tinh Hoa Bắc Bộ' là có sau, mà lại sử dụng gần như toàn bộ diễn viên (người nông dân), trang phục đạo cụ, thiết kế ánh sáng, âm thanh vốn được xây dựng, thiết kế dành riêng cho vở có trước 'Ngày xưa' ở cùng thể loại thì từ góc độ sân khấu, vở diễn 'Tinh Hoa Bắc Bộ' không được coi là sáng tạo độc lập mà chỉ có thể coi là vở diễn phái sinh".

Dường như, những người thuộc hội đồng nghệ sỹ sân khấu đã không hề tham khảo luật SHTT khi đưa ra kết luận Tinh Hoa Bắc Bộ là phái sinh của Ngày Xưa. Bởi, điểm mấu chốt và quan trọng nhất để căn cứ kết luận một tác phẩm phái sinh là khi và chỉ khi nó có nội dung/giai điệu giống tác phẩm gốc nhưng chi tiết này lại không được nhắc tới.


Đạo diễn Việt Tú và đại diện Công ty Cổ phần Tuần Châu Hà Nội nghe phần phán quyết của Toà án tại phiên xét xử sơ thẩm vụ tranh chấp bản quyền sở hữu trí tuệ.


Thay vào đó, những yếu tố được cho là giống nhau như bối cảnh, một phần trang phục, đạo cụ và dàn diễn viên lại thuộc về phạm trù bất khả kháng của lĩnh vực sân khấu. Lấy ví dụ, hai vở ballet khác nhau về nội dung, âm nhạc nhưng biểu diễn trên cùng một sân khấu bởi cùng một vũ đoàn, sử dụng chung một số đạo cụ, trang phục cách thức biểu đạt cũng giống nhau (do đặc thù của loại hình nghệ thuật), chẳng có lý do gì để gọi vở diễn sau là phái sinh của vở diễn trước.

Mặt khác, khi kết luận tác phẩm phái sinh cần phải nêu rõ nó thuộc dạng nào: phóng tác, chuyển thể, chuyển soạn hay biên soạn. Nhưng trong văn bản của Hội đồng nghệ sỹ sân khấu cũng đã vô tình "lờ" đi yếu tố này.

Trên thế giới, những loại hình thực cảnh của Tinh Hoa Bắc Bộ và Ngày Xưa đã được dàn dựng ở nhiều nước, mục đích quảng bá văn hóa du lịch địa phương tới du khách. Trong trường hợp này, có thể thấy rõ "một vở diễn về không gian văn hóa Bắc Bộ" là đầu bài chung mà chủ sở hữu là Tuần Châu Hà Nội đặt ra cho Việt Tú, Hoàng Nhật Nam hay bất kỳ đạo diễn nào

Hiện, một số ý kiến cho rằng: kết luận Tinh Hoa Bắc Bộ là phái sinh của Ngày Xưa của hội đồng thẩm định vô hình chung đã gián tiếp phủ nhận công lao sáng tạo của đạo diễn Hoàng Nhật Nam và ê-kíp; đồng thời còn có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự của người nghệ sĩ.


CLICK ĐỂ XEM NGAY!

 Hân Hân - soi.com.vn

Xem thêm những bài liên quan khác:

Tác phẩm phái sinh và án lệ chưa từng có trong tranh chấp về sở hữu trí tuệ tại Việt Nam


Tin tức cùng chuyên mục

  • 11 Jan 2018

Tượng đài Thánh Gióng: Muốn bay, nhưng chưa lên (P1)

Thánh Gióng - Một trong bốn vị thánh bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt, là người anh hùng đã có công dẹp giặc Ân ...

Đọc thêm
  • 11 Jan 2018

Tượng đài Thánh Gióng: Muốn bay, nhưng chưa lên (P2)

Sự thiếu cô đọng và dàn trải chi tiết làm cho hình khối của tượng đài bị phá nát và trở nên vụn vặt. Những dải ...

Đọc thêm
  • 16 Jan 2018

Nghệ thuật có cao siêu (P1)

Nói đến nghệ thuật, người ta thường hình dung đó là thánh địa của cái đẹp, là tháp ngà, là lâu đài... kỳ bí và cao ...

Đọc thêm