Siêu thực: đã đến lúc ông phải xích ra, nhường chỗ cho bà

Siêu thực: đã đến lúc ông phải xích ra, nhường chỗ cho bà

Lâu nay nhắc đến trường phái Siêu thực, thường người ta nghĩ đến các ông. Trường phái này dường như là của đàn ông: Salvador Dali, Rene Magritte, và Max Ernst… Nếu có bà nào thì bà ấy là Frida Kahlo và chí có Frida Kahlo.


Tranh của Bridget Bate Tichenor (1917 – 1990) nữ họa sĩ người Mexico


Thế giới nghệ thuật coi vậy mà bất công vô cùng tận. Chẳng phải đợi đến khi Sotheby's mở một cuộc triển lãm lớn (kiêm đấu giá) tranh siêu thực của nữ họa sĩ, người ta mới thấy hóa ra các bà (lắm khi) dữ dội hơn các ông nhiều, siêu thực (lắm khi) ăn đứt các ông. Thế nhưng, các ông vẫn thống trị, vẫn luôn luôn được coi như "chim đầu đàn".


"Chiến tranh" của Toyen (1902 – 1980), nữ họa sĩ người Czech

 

Tranh của Kay Sage, nữ họa sĩ Mỹ

 

Bức "Eine Kleine Nachtmusik" (1943) của Dorothea Tanning (1910 – 2012), nữ họa sĩ và nhà văn Mỹ


Đã từng có những triển lãm về sự đóng góp của các nữ họa sĩ cho trường phái Siêu thực. Đã có những tác giả siêu thực nữ có tranh bán giá ngất ngưởng, như hồi 2014, bức "The Temptation of St. Anthony" (Sự cám dỗ của thánh Anthony) của Leonora Carrington bán được giá 2.6 triệu USD, hay bức"Hacia la Torre" của Varo bán được tận 4.3 triệu USD. Nhưng có lẽ Kay Sage mới là oách nhất, với kỷ lục đấu giá vọt từ 72.000 USD hồi 2007 thành 7 triệu USD hồi 2014, với bức "Le passage" bán tại Sotheby's London.

Thế nhưng thế giới nghệ thuật vẫn cứng đầu, nhắc tới Siêu thực thì lại vẫn Dali, Magritte…


"The Temptation of St. Anthony" của Leonora Carrington (1917 – 2011), họa sĩ và nhà văn người Mexico

 

"Hacia la Torre" của Remedios Varo (1908 – 1963), họa sĩ Mexico gốc Tây Ban Nha. Bà cũng là một người theo thuyết vô chính phủ.

 

"Le Passage" của Kay Sage (1898 – 1963), họa sĩ và nhà thơ người Mỹ


Triển lãm lần này của Sotheby's nằm trong hướng kiên trì đòi lại công bằng cho các tên tuổi nữ. Với cái tên rất Anh-Pháp đề huề:"Cherchez la femme: Women and Surrealism" (Tìm kiếm người phụ nữ: phụ nữ và trường phái siêu thực), triển lãm sẽ diễn ra tại York Avenue galleries, New York từ 15. 9 tới 17. 10. 2015, bán 50 tác phẩm của Dorothea Tanning, Leonora Carrington, Toyen, Remedies Varo, v.v… Các tác phẩm này có giá từ 5.000USD tới cả triệu đô. Để xem sau "vụ" này (người ta bảo lần đầu tiên ở New York có triển lãm về đề tài này lớn như thế), giới sưu tập có chịu mở mắt mà chuyển hướng không…


"Tự họa" của Leonora Carrington (1917 – 2011), họa sĩ và nhà văn người Mexico

 

Tranh của Bridget Bate Tichenor (1917 – 1990, người Mexico)


Hữu Khoa tổng hợp và dịch- soi.com.vn

Xem thêm những bài liên quan khác:

Frida Kahlo "ra đi vui vẻ và không mong quay lại"


Tin tức cùng chuyên mục

  • 11 Jan 2018

Tượng đài Thánh Gióng: Muốn bay, nhưng chưa lên (P1)

Thánh Gióng - Một trong bốn vị thánh bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt, là người anh hùng đã có công dẹp giặc Ân ...

Đọc thêm
  • 11 Jan 2018

Tượng đài Thánh Gióng: Muốn bay, nhưng chưa lên (P2)

Sự thiếu cô đọng và dàn trải chi tiết làm cho hình khối của tượng đài bị phá nát và trở nên vụn vặt. Những dải ...

Đọc thêm
  • 16 Jan 2018

Nghệ thuật có cao siêu (P1)

Nói đến nghệ thuật, người ta thường hình dung đó là thánh địa của cái đẹp, là tháp ngà, là lâu đài... kỳ bí và cao ...

Đọc thêm